Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

        Tràng Phái là xã nông nghiệp, nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Quan. Có tổng diện tích tự  nhiên 4.073,74 ha, dân số 3.656 khẩu, 799 hộ được chia thành 06 thôn, bản. Phía Bắc giáp với xã Tân Đoàn; Phía Đông giáp với xã Tân Thành - huyện Cao Lộc; Phía Tây giáp với xã Yên Phúc huyện Văn Quan và xã Gia Lộc huyện Chi Lăng; Phía Nam giáp với xã Mai Sao và xã Gia Lộc huyện Chi Lăng .

- Địa hình: Xã Tràng Phái có địa hình đồi núi cao, đồng ruộng bậc thang, diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ xen lẫn giữa các núi đồi.

- Khí hậu: Xã Tràng Phái chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang những nét độc đáo, riêng biệt. Trong năm có 2 mùa mưa rõ rệt; Mùa nóng, ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng là 212 mm. Số ngày mưa trong năm là 134 ngày; Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mưa, lượng mưa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm.

Số ngày nắng trung bình năm là 1.466 giờ, số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2-3 ngày.

- Thủy văn:          

Là xã miền núi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, có sự biến đổi nhiệt khá lớn, đặc biệt có thời gian khô đúng vào thời kỳ các loại cây dài ngày ra hoa, đậu quả, biên độ ngày đêm chênh lệch lớn . . . đó là những yếu tố thuận lợi cho sự thụ phấn, đậu quả và phẩm chất ngon của các loại cây dài ngày.

Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam, xã không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho sự phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn qủa. Với  nền nhiệt  độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng , phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới .

Tuy nhiên khí hậu xã Tràng Phái cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã có 3 đập chứa nước ở thôn Phai Làng, Còn Chuông. Với các nhánh suối nhỏ, ao hồ trong xã tạo ra nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và cân bằng sinh thái. Một nguồn nước mặt khác là nước mưa với lượng mưa bình quân trên 130 mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.

+ Tài nguyên đất đai: Theo kết quả phân loại đất của x·, có 02 nhóm đất chính: Đất bạc màu; Đất đỏ vàng nhạt. Nhìn chung, đất canh tác của x· có độ màu mỡ kém.

          + Tài nguyên rừng: Rừng trên địa bàn xã Tràng phái chủ yếu là rừng tự nhiên tái sinh và rừng trồng, phát triển trên đất đồi, độ dốc tương đối cao, các loài cây chủ yếu là Hồi, Thông, gỗ tạp các loại... Ngoài ra xã còn có một phần ba diện tích đất tự nhiên là núi đá có nhiều loại cây gỗ quý như Nghiến, Lý, Đinh..

+ Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có các mỏ tài nguyên khoáng sản: Quặng Bô xít;; Quặng Barit ( Trì, kẽm)

+ Tài nguyên du lịch: Xã Tràng Phái có 02 di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2002.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Điều kiện kinh tế:

+ Dân số, đặc điểm dân tộc: Toàn xã có 799 hộ, dân số 3.656 người gồm 2 dân tộc Tày, Nùng cùng sinh sống theo từng cụm dân cư trên 06 thôn bản, nguồn sống chính chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Mạng lưới giao thông: Xã có hai tuyến đường giao thông chính được nhà nước đầu tư rải nhựa cấp phối chạy qua trung tâm xã là tỉnh lộ 239 và huyện lộ 240, các thôn trong xã đều nằm dọc hai tuyến đường này nên thuận tiện cho việc đi lại. Về đường dân sinh, đường làng, ngõ xóm của xã có chiều rộng từ 1,5m đến 2,5m có chiều dài 20,8km cơ bản đã bê tông hơn 70 % còn lại là nền đất cứng đi lại dễ dàng.

+ Hệ thống thủy lợi: Tràng Phái là xã có nguồn nước đặc biệt khó khăn, hệ thống sông của xã không có, mà chỉ có một con suối nhỏ ngắn nằm ở trung tâm xã và một số đập chứa nước. Nhìn chung thủy chế của con suối và các đập biến đổi theo mùa, lượng mưa nhỏ nên xã rất khó khăn về nguồn nước phục vụ tưới cho sản xuất cũng như phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Mương tưới chính: Dùng để tưới cho trồng lúa có chiều dài 10.760m được xây kiên cố bằng bê tông. Mương tưới khác: Có chiều dài 12.000 m là mương đất dùng để cung cấp nước tưới cho cây màu.

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt chủ yếu dùng nguồn tự chảy ở các khe sườn đồi, các giếng đào, nước mưa. Nguồn nước sản xuất theo hệ thống thuỷ lợi tự chảy từ các đập ngăn trữ nước và các nguồn nước mạch khác. Nhìn chung nguồn cung cấp nước sinh hoạt và cho sản xuất của xã do lưu lượng nước ít, chưa đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, còn thiếu nhất là vào mùa khô.

+ Hệ thống điện: Tràng phái đến năm 2010 tỷ lệ hộ được dùng điện lưới Quốc gia là 100%, toàn xã có 5 trạm biến áp phân bố đều trên 06 thôn bản.

+ Mạng lưới bưu chính, viễn thông: Xã có điểm bưu điện xã, có 2 trạm tiếp sóng di động và đường cáp điện thoại, nên tỷ lệ người dân dùng diện thoại di động cao. Tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình 99%.

+ Hệ thống chợ: Không có

- Điều kiện Văn hóa - xã hội:

+ Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục: Trên địa bàn xã có 02 trường học, trong đó: 01 trường Tiểu học và Trung học cơ sở và 01 trường Mầm non: Trường TH và THCS xây dựng 02 tầng với tổng diện tích đất cả khuôn viên của trường là 6.736m2, với 389 em học sinh. Trong đó có 02 phân trường. Trường mầm non được xây dựng với diện tích đất 685,7m­2, tổng số có 235 cháu; trường đạt chuẩn quốc  gia mức độ một năm 2016.

+ Cơ sở hạ tầng ngành y tế: Trạm Y tế được đầu tư xây dựng diện tích khoảng 300m2 có 01 bác sỹ và 05 y sỹ và 06 y tế thôn bản, trạm luôn thường trực và khám chữa bệnh cho nhân dân; hàng năm trạm vẫn duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn Bộ tiêu chí Quốc y tế xã trong giai đoạn 2011 - 2020.

+ Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa: Nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng mới  năm 2015 với diện tích 550m2, quy mô 200 chỗ ngồi. Có 01 thư viện; 01 đài truyền thanh hoạt động theo quy chế đã ban hành. Sân thể thao xã và 06/06 thôn có nhà văn hóa phục vụ cho hoạt động hội họp và sinh hoạt văn hóa của bà con nhân dân trong thôn. Hệ thống thiết chế văn hóa đạt chuẩn theo quy định.

+ Hệ thống các di tích và danh lam thắng cảnh: Trên địa bàn có 02 di tích danh lam thắng cảnh đó là: Hang Ngườm Thẳm ( thôn Còn Riềng) xếp hạng di tích khảo cổ cấp tỉnh năm 2002; Hang Ngườm Diêm (thôn Bản Háu) xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2002. Di tích chùa Chuông (thôn Còn Riềng) được phục dựng lại năm 2017.

About